Giới thiệu tổng quan
Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn của Big4
Cũng giống như các công ty, doanh nghiệp khác, vòng phỏng vấn của Big4 là một trong số những vòng thi không thể thiếu trong một quy trình tuyển dụng. Đây là vòng thi mang tính chất quyết định trong tuyển dụng vì nó giúp nhà tuyển dụng khám phá rõ về ngoại hình, tính cách, niềm đam mê cũng như sự tương thích, phù hợp của ứng viên với môi trường làm việc. Khi apply vào Big4, ứng viên đều phải trải qua 2 vòng phỏng vấn: phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân.
Trong bài viết này, BISC sẽ mô tả cũng như đưa ra cho bạn những tips gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tại các vòng phỏng vấn của Big4.
I - Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn nhóm của Big4
Vòng phỏng vấn nhóm (Group Assessment) là một trong số những vòng phỏng vấn của Big4, đây là phương pháp mà Big4 sử dụng để tiết kiệm thời gian cũng như có thể chọn lọc được những ứng viên tài năng nhất, phù hợp nhất với công ty.
Nhìn chung, các nhà tuyển dụng của Big4 sẽ tìm kiếm những ứng viên ở các điểm:
- Khả năng làm việc nhóm
- Khả năng giao tiếp
- Tố chất lãnh đạo
➤➤ Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp - "chìa khóa vạn năng" trong các vòng thi của Big4
Tuy nhiên, ở mỗi Big lại có một điểm riêng biệt trong vòng phỏng vấn nhóm. Cụ thể như sau:
1 - PwC
Đối với PwC, các nhóm (khoảng 6 - 7 ứng viên) sẽ có khoảng 90 phút để giải quyết các case study về xã hội hoặc về chuyên ngành, trong đó: thời gian đọc đề là 5 phút, thời gian chuẩn bị là 30 phút, thời gian thuyết trình là 10 - 15 phút và thời gian trả lời câu hỏi của Supervisors là 30 phút. Ở vòng thi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên chủ yếu trên các kỹ năng: Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng thảo luận, tương tác và làm việc nhóm, Kỹ năng giải quyết tình huống bằng tiếng Anh.
Mỗi team sẽ có 3 Observers: 1 người HR quản lý thời gian, hướng dẫn quá trình thảo luận nhóm và 2 người là Supervisor, quan sát quá trình làm việc của nhóm. Nhà tuyển dụng không yêu cầu mỗi team phải chọn ra Leader, Time-controller hay Notes keeper, do đó bạn nên cố gắng hết mình đóng góp cho team nhưng bạn cũng không nên quá bảo vệ ý kiến của mình mà không xem xét hoặc phủ định gay gắt ý kiến của các thành viên khác trong nhóm. Thay vào đó, bạn nên chú ý lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm, eyes-contact với các thành viên, note lại các ý chính trong cuộc thảo luận và khi thuyết trình cũng không nên tranh nói quá nhiều.
2 - Deloitte
Thông thường, mỗi team sẽ gồm 5 - 7 người cùng nhau thảo luận về một chủ đề nhà tuyển dụng đưa ra, thường sẽ là chủ đề chuyên ngành vì Deloitte thường yêu cầu khá cao về kiến thức chuyên môn. Số thứ tự của nhóm được thông báo qua Email, do đó thí sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu và làm quen trước đồng đội của mình. Trong vòng phỏng vấn nhóm của Deloitte, thí sinh có thể lựa chọn sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong quá trình làm việc nhóm cũng như trình bày với nhà tuyển dụng. Đây là một điều thuận lợi đối với những ứng viên trình độ tiếng Anh chưa thật tốt.
Theo kinh nghiệm, đa phần các kiến thức tại vòng phỏng vấn nhóm của Deloitte sẽ nằm ở môn Financial Accounting (FA/F3), Taxation (TX/F6) và Audit & Assurance (AA/F8). Ở phần thi này, nhà tuyển dụng của Deloitte sẽ đánh giá ứng viên thông qua cách làm việc nhóm, vì vậy bạn không nên chỉ ngồi im nghe đồng đội đưa ra ideas, nhưng đồng thời cũng không nên áp đảo đồng đội mà hãy lắng nghe, đóng góp các key ideas và hãy giúp đồng đội giữ vững tinh thần ở mọi trường hợp.
3 - KPMG
Vòng phỏng vấn nhóm của KPMG sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút. Mục tiêu vòng phỏng vấn nhóm ở KPMG là có thể lựa chọn được những ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, do đó, trước ngày phỏng vấn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu văn hóa của KPMG thông qua KPMG-ers hoặc các phương tiện truyền thông như fanpage, website, youtube,... Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên ôn tập lại kiến thức để trả lời, giải quyết các câu hỏi chuyên ngành mà nhà tuyển dụng đưa ra.
4 - EY
Trong một vài năm trở lại đây, EY đã tổ chức thêm vòng phỏng vấn nhóm như 3 Big còn lại. Các chủ đề tại vòng phỏng vấn nhóm của EY thường là các vấn đề xã hội, và các thí sinh cũng phải thuyết trình và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh.
II - Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn cá nhân của Big4
Vòng phỏng vấn cá nhân của Big4 là thử thách cuối cùng, là vòng thi quyết định trong quá trình tuyển dụng. Ở mỗi Big lại có một đặc điểm riêng trong vòng thi “sinh - tử” này, cụ thể:
1 - PwC
Ở vòng thi cuối cùng này, mỗi ứng viên sẽ được 1 Partner và 1 Director phỏng vấn bằng tiếng Anh, và cũng chính là vòng thi duy nhất nhà ứng tuyển của PwC hỏi bạn về kiến thức chuyên ngành, tùy từng ứng viên mà PwC sẽ có những câu hỏi khác nhau. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên các câu hỏi ứng xử cũng như lý do bạn muốn trở thành một Kiểm toán viên hay vì sao bạn lại chọn PwC,...
2 - Deloitte
Vòng phỏng vấn cá nhân là vòng thi cuối cùng, là vòng thi quyết định xem bạn có cơ hội trở thành thực tập sinh của Deloitte hay không. Nhà tuyển dụng của Deloitte sẽ đặt các câu hỏi cho ứng viên, chủ yếu là các câu hỏi về cá nhân, kinh nghiệm làm việc cũng như quá trình học tập của ứng viên, ngoài ra sẽ có thêm một vài câu hỏi liên quan đến chuyên ngành, tùy vào người phỏng vấn mà sẽ quyết định xem phỏng vấn bằng tiếng Anh hay tiếng Việt.
Trong vòng thi này, bạn hãy cố gắng thể hiện những điểm mạnh của bạn, nhưng đồng thời cũng hãy trung thực, không ngại chia sẻ những điểm yếu và thể hiện quyết tâm sẽ thay đổi, khắc phục nó. Biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc nói chuyện vui vẻ sẽ là điểm cộng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
3 - KPMG
Khác với 3 Big còn lại, KPMG có 2 vòng phỏng vấn cá nhân:
- Vòng 1: phỏng vấn với ngắn (10 - 15 phút) với 1 HR. Người phỏng vấn sẽ chủ yếu hỏi ứng viên những câu hỏi về cá nhân, CV, hoặc có thể nêu ra những tình huống thường gặp để đánh giá khả năng xử lý tình huống trong thực tế của ứng viên. Đối với những câu hỏi như thế này, bạn nên trả lời một cách trung thực, khéo léo và thật logic để “ăn điểm” với nhà tuyển dụng.
- Vòng 2: phỏng vấn với Partner trong khoảng 25 - 40 phút. Tại đây, Partner sẽ đưa ra cho bạn những câu hỏi liên quan đến định hướng nghề nghiệp và kiến thức chuyên ngành. Theo quan sát, có đến 80% thí sinh đã vượt qua vòng phỏng vấn với HR sẽ có khả năng trở thành thực tập sinh và có cơ hội trở thành nhân viên chính thức tại KPMG.
4 - EY
Vòng phỏng vấn của EY thường gồm 2 người: có thể là 1 Partner và 1 HR hoặc 1 Senior Manager và 1 HR, đôi khi sẽ là 1 Partner và 1 Manager. Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh tới kiến thức chuyên ngành và một vài câu hỏi về cá nhân ứng viên. Thông thường, tất cả câu hỏi và câu trả lời sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh, tuy nhiên trong trường hợp câu hỏi chuyên ngành là quá khó, nhà tuyển dụng EY sẽ xem xét đồng ý cho ứng viên trả lời bằng tiếng Việt.
III - Một số tips chung để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng trong các vòng phỏng vấn của Big4
Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ càng về kiến thức cho các vòng phỏng vấn, ứng viên cũng nên luyện tập ngôn ngữ cơ thể để gây thiện cảm với nhà tuyển dụng. Một cuộc nghiên cứu mới nhất về quá trình phỏng vấn xin việc, ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 55% tỷ lệ thành công của một cuộc phỏng vấn.
1 - Cử chỉ
Khi chờ đợi đến lượt phỏng vấn, bạn không nên mở lại tài liệu để ôn lại kiến thức, thay vào đó bạn có thể đọc những cuốn tạp chí trong phòng chờ hoặc làm quen với các ứng viên khác, hãy tỏ ra bản thân đang rất tự tin.
Khi tới lượt phỏng vấn, hãy bước vào phòng với một phong thái tự tin, không quá tự nhiên nhưng cũng đừng nên nghĩ mình là khách, tất cả đều giữ ở một trạng thái cân bằng nhất có thể. Hãy chào bằng một cái bắt tay vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng, cùng với đó là một nụ cười thân thiện với nhà tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng mời bạn ngồi, hãy chọn một chiếc ghế không quá xa cũng không quá gần và ngồi với một tư thế thoải mái và lịch sự nhất.
Trong trường hợp nhà tuyển dụng bất chợt có điện thoại, bạn có thể đọc lại tài liệu, đó là cách để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang dành cho họ một khoảng riêng tư, bạn không tò mò về cuộc điện thoại của họ.
2 - Giọng nói
Nói như thế nào quan trọng hơn nói cái gì, hãy dùng âm lượng tự nhiên và tốc độ nói bình thường vì nói quá nhanh hay quá chậm đều có thể khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm. Hãy làm chủ giọng nói, và không nên thêm những âm vô nghĩa như “ưm”, “ah”, “ờ”....
3 - Ánh mắt
Giao tiếp bằng mắt ở mức độ khoảng 60%, hãy nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng (mỗi lần không quá 10 giây), không nên cúi mặt xuống hay cười vào những thời điểm không thích hợp và tuyệt đối không nở những điệu cười vô nghĩa khi nhà tuyển dụng đang nói hoặc đưa mắt nhìn họ với ánh mắt soi mói.
4 - Tư thế và trang phục
Dù bạn đang đứng hay đang ngồi im, với kinh nghiệm lâu năm, nhà tuyển dụng cũng “đọc” được một chút gì đó từ bạn. Do đó, bạn hãy chú ý tới tư thế của mình, nên giữ thẳng lưng, hai tay chắp phía trước, di chuyển và vận động nhẹ nhàng nhưng dứt khoát.
Về trang phục, bạn nên chọn những trang phục chỉnh chu, lịch thiệp, màu sắc nhẹ nhàng (nên là màu trung tính như trắng đen). Với nam, nên mặc quần tây, áo sơ mi và thắt cravat; với nữ thì nên mặc quần tây kết hợp với áo sơ mi hoặc váy (không quá ngắn).
5 - “Đọc” suy nghĩ nhà tuyển dụng
Hãy học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng để gây tạo ấn tượng tốt hơn. Chẳng hạn, nếu thấy nhà tuyển dụng gật đầu nhẹ, rướn người lên, mắt chăm chú, có nghĩa là bạn đang đề cập tới điều họ đang quan tâm, hãy tiếp tục với vấn đề đó. Trong khi đó, vòng tay, bắt chéo chân, đưa ngón tay lên mũi có thể hiểu rằng nhà tuyển dụng không đồng tình với bạn.
Tuy nhiên, cũng không nên quá áp đặt về mọi hành động của nhà tuyển dụng vì đôi khi đó có thể là thói quen của họ. Hãy nhận diện tình huống để có thể đoán ý nghĩa qua cử chỉ của nhà tuyển dụng một cách chính xác nhất.
Bên cạnh việc chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức thật tốt như học chứng chỉ ACCA, ACA, CPA,... thì việc rèn luyện kỹ năng cũng rất quan trọng. Có thể nói, vòng phỏng vấn (phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân) vào Big4 là vòng thi cam go, cạnh tranh và áp lực nhất, đó là cả một quá trình nỗ lực và để ý từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày. Hãy chuẩn bị sớm cho mình tất cả những điều trên để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng của Big4.
IV. "Speaking & Interviewing Skill" - Khóa học giao tiếp và phỏng vấn đặc biệt dành cho các bạn sinh viên Kế toán - Kiểm toán - Tài chính
“Speaking & Interviewing Skill” là khóa học với hơn 56h chinh phục kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn bằng tiếng Anh cùng với giảng viên 5 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS - cô Nguyễn Bằng Thương và giảng viên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy ACCA & ICAEW - thầy Hà Long Giang, đồng thời cũng là những người giàu kinh nghiệm trong việc thi tuyển dụng vào các công ty, tập đoàn lớn như Big4, IC&D, Viettel, Unilever… Thầy cô sẽ là người trực tiếp giảng dạy và support 24/7 trong suốt quá trình học và ứng tuyển của học viên
OUTLINE KHÓA HỌC
Phần | Nội dung |
1 - Giao tiếp hay, phỏng vấn mượt | 1. Nói tiếng Anh sao cho chuẩn và hay?
|
2 - Phá bỏ rào cản nói tiếng Anh | 1. Rào cản cản trở nói tiếng Anh mượt
|
3 - Cải thiện khả năng phát âm | 1. Chinh phục IPA - Bảng phiên âm để phát âm chuẩn tiếng Anh
|
4 - Cải thiện khả năng phát âm P2 | 1. Đừng nói tiếng Anh ngang phè nữa!
|
5 - Speaking thực chiến | 1. Giới thiệu bản thân sao cho ấn tượng?
|
6 - Speaking thực chiến P2 | 1. Cách chủ trì cuộc họp bằng tiếng Anh
|
7 - Speaking thực chiến P3 | 1. Bí quyết thuyết trình lôi cuốn từ đầu đến cuối
|
8 - Chinh phục nhóm câu hỏi tổng quan | 1. Các loại hình phỏng vấn cá nhân
2. Các dạng câu hỏi và nhà tuyển dụng mong đợi gì ở mỗi dạng? 3. Cách tạo ấn tượng ban đầu chinh phục nhà tuyển dụng 4. Cách kéo dài câu chuyện cho những bạn hướng nội 5. Nói sao cho nhà tuyển dụng tin mình? |
9 - Chinh phục nhóm câu hỏi kinh nghiệm chuyên sâu | 1. Trình bày kinh nghiệm cá nhân sao cho chuyên nghiệp, logic
|
10 - Chinh phục nhóm câu hỏi ứng xử | 1. Kiểm toán viên ứng xử thế nào thì mẫu mực?
|
11 - Chinh phục nhóm câu hỏi chuyên ngành | 1. Nhóm câu hỏi về kiểm toán
2. Chuẩn mực kế toán quốc tế 3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 4. Nhóm câu hỏi về kỹ năng làm việc 5. Nhóm câu hỏi chuyên ngành thuế |
12 - Check-up | Phỏng vấn 1-1 với Giảng viên |
13 - Tỏa sáng trong vòng phỏng vấn nhóm | 1. Tại sao phải phỏng vấn nhóm?
|
14 - Gợi ý giải case cực HOT trong phỏng vấn nhóm | 1. Case về phòng chống gian lận (Fraud prevention)
2. Case về thiếu minh bạch thông tin khách hàng (Nontransparent client's records) 3. Case khách hàng không hợp tác cung cấp thông tin (Unwillingness for collaboration from clients) |
15 - Gợi ý giải case cực HOT trong phỏng vấn nhóm | 1. Case về kiểm soát nội bộ (Internal control)
2. Case về ảnh hưởng của COVID đến báo cáo tài chính (COVID-19 impact on FS) 3. Case về thuế (Tax) |
16 - Check-up | Thực hành Phỏng vấn nhóm |
17 - Check-up | Phỏng vấn 1-1 và Đánh giá |
Thông tin khác
➤➤ Link khóa học: https://bisconline.edu.vn/speaking-interviewing-skill
➤➤ Fanpage:
https://www.facebook.com/BISCTrainingCenter/
Qua bài viết này, BISC hy vọng đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để vượt qua vòng phỏng vấn của Big4. BISC chúc bạn có một kỳ ứng tuyển thành công!
VIDEO GIỚI THIỆU
GIẢNG VIÊN
Nguyễn Bằng Thương (IELTS 8.0, TOEIC 975/990)
Quản lý Thương mại - Đại sứ quán Anh
Một trong những giảng viên tiếng Anh có tiếng tại Việt Nam với 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo chuyên sâu chương trình IELTS, TOEIC, TOEFL,.. dẫn dắt hơn 2000 học viên đạt điểm cao trong các bài thi chuẩn hóa tiếng Anh. 70% học viên của cô sở hữu offer của Big4, Nonbig theo nguyện vọng
CẢM NHẬN HỌC VIÊN
Dung Nguyễn
Cô Thương nhiệt tình lắm chị ơi, mà dạy cũng siêu dễ hiểu nữa. Em thấy học rất là vui chị ạ. Em luôn tin tưởng BISC, nếu mà biết đi học off vui thế này mấy môn ACCA kia em cũng đi học off cho có động lực hơn nữa rùi
Quân Đặng
Đây là lần đầu tiên em đi học off, mọi thứ đều ổn, lớp học rất vui và giảng viên rất nhiệt tình chị ạ
Phương Thảo
Cô Thương rất nice, enthusiastic luôn ạ. Em là người đầu tiên được nhận quà trong buổi học hôm qua, tuyệt vời lắm ạ hihii. Mong là xin vía phỏng vấn phát đỗ luôn ạ
Hà Thanh
Cô ơi nay em đi phỏng vấn nhanh lắm ạ, tầm 10p thôi. Không chắc là kết quả có tốt không nhưng em cảm thấy mình tiến bộ hơn những lần phỏng vấn trước nhiều rồi, dù chưa hết run hoàn toàn nhưng đỡ nhiều lắm rồi ạ. Giá mà được gặp thầy cô sớm hơn
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN