Tổng quan về môn FA/F3 Financial Accounting
ACCA là một chứng chỉ hành nghề có giá trị và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. ACCA gồm 14 môn, với 3 cấp độ là Applied Knowledge level (cấp độ kiến thức), Applied Skills level (cấp độ chuyên môn) và Strategic Professional level (cấp độ chuyên môn chiến lược). Trong đó, FA/F3 - Financial Accounting thường là môn học đầu tiên được học viên lựa chọn khi bắt đầu hành trình chinh phục chứng chỉ ACCA. Vậy Financial Accounting là gì và học ra sao? Hãy cùng BISC tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!
FA/F3 - Financial Accounting là gì?
Financial Accounting (F3) là một trong 3 môn học thuộc level Applied Knowledge, hay còn được hiểu là môn Kế toán tài chính thuộc cấp độ Kiến thức. F3 là môn học đầu tiên trong mảng kiến thức về kế toán tài chính (bao gồm các môn FA/F3 - Financial Accounting, FR/F7 - Financial Reporting, SBR - Strategic Business Reporting).
Nội dung kiến thức trong môn FA/F3 - Financial Accounting
Môn học Financial Accounting gồm 8 phần:
1. Context & Purpose of Financial Accounting: Ngữ cảnh và mục tiêu lập Báo cáo tài chính
Phần 1 cung cấp cho học viên các khái niệm cơ bản về báo cáo tài chính, từ đó nắm được bán chất, nguyên tắc, phạm vi của Báo cáo tài chính để có một cái nhìn tổng quan; nắm được định nghĩa và phân tích cơ bản về các thực thể kinh doanh
2. The qualitative characteristic of Financial Information: Tính chất của thông tin tài chính
Sau khi học xong phần 2, Học viên sẽ nắm được các khung khái niệm và pháp lý căn bản cho Báo cáo tài chính theo Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) để hiểu và áp dụng các nguyên tắc kế toán và xác định cách lập Báo cáo tài chính.
3. The Use of Double - Entry and Accounting Systems: Sử dụng Hệ thống ghi sổ kép và Hệ thống Kế toán tài chính
Tại phần 3, người học cần hiểu và nắm rõ được chức năng các nguồn dữ liệu chính trong hệ thống kế toán từ đó nhận biết được mục đích và nội dung phác thảo của các loại khác nhau trong tài liệu kinh doanh. Đồng thời, học viên sẽ bắt đầu hiểu về cách hạch toán các giao dịch của doanh nghiệp kể từ lúc bắt đầu phát sinh
4. Recording Transactions & Events: Ghi nhận và hạch toán các giao dịch và các sự kiện kinh tế
Phần 4 cung cấp cho người học những kiến thức về hàng tồn kho, tài sản dài hạn hữu hình và tài sản vô hình, các khoản trả trước và trả sau. Tiếp đó là các kiến thức về trích lập dự phòng cho các nhiệm vụ tài chính và khoản công nợ tiềm tàng; nợ xấu, phụ cấp và thuế.
5. Preparing a trial balance: Lập Bảng cân đối phát sinh
Phần 5 giúp học viên hiểu được thế nào là tài khoản kiểm soát, mục đích và cơ chế vận hành của tài khoản này. Tiếp đó, người học được tiếp cận với kiến thức liên quan đến đối chiếu ngân hàng. Và cuối cùng là cách xử lý lỗi bằng sổ trung gian.
6. Preparing basic Financial Statements: Lập Báo cáo tài chính cơ bản
Người học sẽ được tiếp cập kiến thức về hồ sơ không hoàn chỉnh, cách chuẩn bị bảng cân đối phát sinh cho công ty tư nhân; nắm được hình thức và nội dung của Báo cáo tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn, của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cuối cùng là thông tin về các sự kiện sau kỳ kế toán.
7. Preparing simple Consolidated Statements: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất đơn giản
Phần 7 sẽ giúp học viên hiểu được cơ cấu tổ chức của các tập đoàn, phương pháp kế toán trong tập đoàn, hợp nhất công ty liên kết, công ty con.
8. Interpretation of Financial Statements: Diễn giải thông tin tài chính
Phần cuối cùng trong môn học giúp người học hiểu được tầm quan trọng và mục đích của việc lập Báo cáo tài chính đồng thời tính toán được các chỉ số kế toán chính và rút ra được kết luận về thông tin bạn cung cấp. Cuối cùng học viên sẽ biết cách phân tích và đánh giá để chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu trong công ty.
Hình thức thi môn FA/F3 - Financial Accounting
Hằng năm, ACCA sẽ tổ chức thi FA/F3 - Financial Accounting vào kỳ tháng 6, và tháng 12 thông qua hình thức thi trên máy. Ngoài ra, đối với các trung tâm ALP liên kết với ACCA sẽ có lịch thi riêng, thường là mỗi tháng 1 lần.
Thí sinh có 120 phút để làm bài thi với tổng số câu hỏi là 37. Đề thi môn F3 gồm 2 phần chính
- Phần 1: gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm (chiếm 70% tổng số điểm)
- Phần 2: gồm 2 câu hỏi Multiple-task (chiếm 30% tổng số điểm)
Tổng điểm của bài thi môn F3 là 100 điểm, thí sinh sẽ vượt qua bài thi nếu số điểm lớn hơn 50.
Học Financial Accounting tại BISC
Khi học tại BISC, học viên được lựa chọn 2 hình thức học tập sau đây:
1. Học trực tiếp tại trung tâm
Đây là một trong những phương pháp học vô cùng quen thuộc. Ưu điểm của phương pháp học này đó chính là sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên - học viên và giữa các học viên với nhau. Học viên có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên ngay tại lớp. Khi đăng ký học trực tiếp tại BISC, học viên sẽ được phát giáo trình học tập miễn phí, kèm theo đó là tài khoản học online, các khóa học bổ trợ như excel và một kho tài liệu tham khảo đến từ những nhà xuất bản uy tín.
2. Học Online trên nền tảng BISC
Học Online cho phép học viên chủ động học tập với mức học phí phù hợp. Hình thức học này đặc biệt phù hợp với những bạn học viên nhà xa trung tâm hay có lịch trình bận rộn. Nền tảng học ACCA online tại BISC cung cấp các video bài giảng được quay trực tiếp tại lớp học và được update ngay sau khi lớp học kết thúc trong khoảng 24 tiếng. Hệ thống khóa học online luôn cập nhập và quay mới theo từng kỳ, giúp học viên online cập nhập kiến thức và học tập theo kịp với các bạn offline. Không chỉ vậy, hệ thống học online cung cấp các bài kiểm tra sau mỗi chương học và có hệ thống tính điểm, giúp học viên nắm được khả năng học của mình và bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu. Đối với những phần học chưa hiểu, học viên có thể hỏi thầy giáo thông qua fanpage BISC hoặc trực tiếp nhắn tin cho thầy
Tạm kết
Trên đây là một số những thông tin tổng quan về môn học FA/F3 - Financial Accounting. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của BISC để giải đáp thắc mắc nhé. BISC xin chúc các bạn sẽ có những lựa chọn và lộ trình học môn F3 hợp lí và đạt kết quả cao.