Bí quyết thi đỗ 4/4 Big4 trong kỳ thi tuyển dụng Internship năm 2023 của học viên BISC

Bí quyết thi đỗ 4/4 Big4 trong kỳ thi tuyển dụng Internship năm 2023 của học viên BISC

Trong kỳ thi tuyển dụng thực tập sinh của Big4 vừa qua, Nguyễn Dương Trấn Phi - một sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Ngoại thương CS2 và đồng thời cũng là một học viên BISC đã xuất sắc đem về cả 4/4 offer của 4 “ông lớn” Big4: PwC, EY, KPMG, Deloitte. Cách đây khoảng nửa năm, khi mà Phi có tham dự cuộc thi The Audit Proud, tình cờ BISC cũng tham gia chương trình này với tư cách là đơn vị tài trợ, Phi đã trở thành top 10 của cuộc thi và nhận được học bổng chương trình ACCA của BISC. Sau cuộc thi, BISC và Phi đã đồng hành cùng nhau trên suốt chặng đường chinh phục Big4 và ACCA.

Hãy cùng BISC trò chuyện với bạn ấy ngay bây giờ nhé!


BISC: Xin chào Phi! Bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân cùng với những thành tích mà bạn đã đạt được không!

Phi: Mình tên là Nguyễn Dương Trấn Phi, sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán - kiểm toán tại Trường Đại học Ngoại thương CS2 tại TP.HCM. Hiện tại, mình đã gần chạm đến ngưỡng cửa tốt nghiệp và đạt được ước mơ đậu cả 4 big trong kỳ tuyển dụng Intern 2022. 


Nguyễn Dương Trấn Phi - TOP 10 trong cuộc thi The Audit Proud 2022

BISC: Ước mơ vào Big4 của bạn bắt đầu nhen nhóm từ khi nào? Bạn đã chuẩn bị từ khi nào cho dự định này và cảm xúc của bạn như thế nào khi nhận được cả 4 offer từ 4 Big?

Phi: Mình nghĩ là bắt đầu từ khi đầu năm 2, khi được giảng viên môn Nguyên lý kế toán giảng dạy giới thiệu Big4 là nơi làm việc chuyên nghiệp, có thể giúp cho bản thân tiến xa hơn, học hỏi được nhiều hơn. Chuẩn bị cho kì thi Big4 thì mình nghĩ có 3 điều mà bản thân đã chuẩn bị: Kiến thức, Khả năng ngôn ngữ và Sự tự tin.

  • Về mặt kiến thức, tùy vào Big mà họ sẽ tiến hành test kiến thức về kế toán Việt Nam hay IFRS hoặc là hỗn hợp cả hai, cố gắng hiểu được bản chất vấn đề khi học các môn trên trường là một key quan trọng để có thể nắm đủ kiến thức cho kỳ tuyển dụng.
  • Về khả năng ngôn ngữ, mà ở đây cụ thể là Tiếng Anh, mình nghĩ đây là một điều quan trọng nhưng không tới mức phải lao vào sở hữu chứng chỉ A, chứng chỉ B mà chỉ cần mình có thể nói được, có thể nghe được và giao tiếp được với người đối diện. Do đó mình nghĩ việc cọ xát về mặt ngôn ngữ qua các bài tập thuyết trình nhóm tại trường là quan trọng, cũng như cần thiết nâng cấp khả năng ngôn ngữ chuyên ngành qua việc học các môn ACCA/ ICAEW.
  • Cuối cùng là sự tự tin. Cái này thì mình nghĩ là tùy vào mỗi người sẽ có một cách thể hiện và trau dồi khác nhau. Điểm này mình rèn luyện qua các lần thuyết trình tại lớp, thông qua việc đi làm thêm, gặp gỡ và trao đổi với khách hàng.

Khi nhận được offer từ cả 4 big thì mình cảm thấy rất vui, những cố gắng, rèn luyện, và tìm hiểu của mình trong suốt 4 năm đại học đã gặt hái được thành công ban đầu.


BISC: Có nhiều bạn học viên rất sợ vòng CV bởi không biết nên viết gì vào CV cho hợp lý và ấn tượng. Phi có bí quyết gì ở vòng thi này không?

Phi: Về vòng CV thì trình bày rõ ràng, rành mạch và đúng trọng tâm là những key quan trọng mà mình học được khi tham gia tuyển dụng. Đặc thù rõ rệt của ngành nghề là khá chú trọng đến kiến thức nên việc cải thiện GPA là tương đối cần thiết, cũng như nên cho nhà tuyển dụng thấy được, ở những môn chuyên ngành mình đã cố gắng hết mình. Bên cạnh đó thì có thể nâng cấp CV thông qua các chứng chỉ trên Coursera về kiến thức chuyên ngành, kĩ năng làm việc, … Một điểm khá quan trọng là nếu CV có cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã học qua ACCA/ ICAEW từ trước (3/4 Big mà mình phỏng vấn họ chú trọng điều này). Tuy nhiên nếu như bạn không quá mạnh về kiến thức chuyên ngành thì bạn có thể nhắm việc cải thiện các hoạt động ngoại khóa, các khóa học khác như về data, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, … vì có big sẽ hơi hướng chú trọng ở điểm này.


BISC: Chúng ta cần chuẩn bị những kiến thức gì để vượt qua bài Test của Big4? Liệu ACCA có phải một công cụ đắc lực giúp bạn vượt qua các vòng thi của Big không?

Phi: Mình có thể khẳng định ACCA  là một công cụ hỗ trợ đắc lực, cụ thể là ở môn F3 - Financial Accounting sẽ giúp các bạn giải quyết được rất nhiều phần của bài test. Chủ yếu anh chị sẽ muốn test ở sự hiểu căn bản các vấn đề ở FA/F3 - Financial Accounting chứ không quá khó như là ở FR/F7 - Financial Reporting. Tuy nhiên nếu có điều kiện tiếp xúc cả F3, F6, F7, F8, và F9 từ trước thì sẽ là rất tốt vì không những bạn có thể “làm đẹp” CV mà còn có thể áp dụng các kiến thức đó trong bài test, bài phỏng vấn và công việc.


Trấn Phi sở hữu 4/4 offer trong kỳ thi tuyển dụng thực tập sinh của Big4

BISC: Năm nay có một vài firm thay đổi về cấu trúc đề thi trong vòng Test. Không biết Phi có thể chia sẻ cụ thể hơn về cấu trúc đề của các đề thi của các Big không?

Phi: Mình sẽ tóm tắt những điểm quan trọng trong từng đề thi của từng Big nha:

  • Đề thi EY chia 6 phần và các câu hỏi khá dễ, không có tính toán, chỉ hỏi lý thuyết căn bản về kế toán, kiểm toán, thuế, IT, General Business & Law và IQ.
  • Đề thi KPMG gồm có 3 phần: Phần tiếng Anh kiểu reading multiple choices, Phần về kế toán kiểm toán và Phần về thuế. Nếu mà làm tốt cả 2 phần sau thì có thể được firm hỏi là đi hết cả 2 line hay chọn 1, cái này sẽ là tùy mục tiêu từng bạn thôi, cá nhân mình thì mình chọn đi audit chứ ko đi cả 2 line.
  • Đề PwC khá lạ, kiểu hỏi về ứng xử, xếp lịch làm việc, hơi bị hướng IQ và EQ nhiều, hoàn toàn không có chuyên ngành. Nếu mà aim vào PwC thì các bạn có thể ôn theo các bài test tình huống được các hội nhóm chia sẻ khá nhiều là SHL, tuy nhiên không khó lắm, hầu như test sẽ qua.
  • Đề Deloitte là khó nhất vì hỏi khá sâu, về cả IFRS và kế toán Việt Nam, thuế, … để làm tốt đề Deloitte thì cần kiến thức thật sự vững và theo như chia sẻ trong buổi Final Interview thì bên Deloitte muốn tuyển các bạn có nền thật sự vững, mạnh về chuyên ngành nên độ khó của đề là cao hơn các firms còn lại.


BISC: Phi có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm cũng như tips ở vòng phỏng vấn cá nhân không? Và không biết trong trường hợp HR đặt câu hỏi mà mình không biết đáp án thì nên trả lời với HR như thế nào để không bị quá mất điểm?

Phi: Mình nghĩ tip lớn nhất cho phỏng vấn cá nhân là sự tự tin. Mình phải xem buổi phỏng vấn là fair trade, nhà tuyển dụng cần mình và mình cần nhà tuyển dụng, tuy nhiên không phải mình show ra là làm ở đâu cũng được, rớt công ty này làm công ty khác mà phải cho họ thấy mong muốn làm việc và gắn bó với công ty họ.

Thông thường các câu hỏi khá hay lặp lại ở những năm trước, ở những ca trước nên các bạn nên chuẩn bị thật kỹ các câu hỏi thường gặp về cả câu hỏi thông thường lẫn chuyên ngành, bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt vì có firm sẽ hỏi full tiếng Anh, có firm lại vừa Anh vừa Việt nhưng chắc chắn là vẫn test khả năng nói Tiếng Anh nhé.

Các bạn cũng không cần phải quá lo vì anh chị khá là nice, mình bình tĩnh mới trả lời được tốt câu hỏi và cho họ thấy được mình có khả năng giao tiếp được với không những là anh chị phỏng vấn mà còn là đồng nghiệp trong công ty, khách hàng sau này.

Với các câu hỏi không biết đáp án, mình sẽ nói rằng đến thời điểm hiện tại em chưa biết câu trả lời nhưng em muốn tìm hiểu về nó, nếu như có thể anh chị có thể share với em được không => Thể hiện được sự cầu tiến, hoàn thiện bản thân. Trong lần phỏng vấn EY, anh chị có hỏi mình một câu về làm việc thực tế của audit trong thời gian covid, thì rõ ràng em chưa làm kiểm toán nên chưa biết, nên anh chị rất sẵn sàng sharing với mình. Còn Deloitte, mình được đóng một tình huống gặp khách hàng khó tính, nên mình cũng không biết giải quyết sao nhưng mà giữ được sự bình tĩnh thì sau đấy anh chị sẽ share cách giải quyết cho mình.


BISC: Là học viên của BISC thì sẽ được tặng khóa học Hành trang Big4, không biết khóa học này đã hỗ trợ bạn như thế nào trong quá trình thi Big4?

Phi: Khóa học giúp mình tóm tắt kiến thức rất tốt vì chương trình tại trường quá rộng, bao gồm cả chuẩn mực Việt Nam lẫn chuẩn mực quốc tế nên mình thường nhầm lẫn. Thầy, cô không những chia sẻ kiến thức mà còn là về trải nghiệm, vì kĩ năng cũng như luôn có những buổi phỏng vấn thử để sẵn sàng hỗ trợ học viên.


BISC: Là một học viên ACCA Online của BISC, bạn có đánh giá thế nào về các khóa học Online của BISC?

Phi: Hiện tại sau khi mình học môn FM/F9 - Financial Management tại BISC, mình cảm thấy rất hài lòng và biết ơn thầy cô. Đặc biệt là cô Mai Anh, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc khi mình gặp vướng mắc trong lúc học, lúc ôn bài rất nhiệt tình. Cách giảng bài của thầy cô giúp học viên nắm được bản chất vấn đề chứ không phải học vẹt, học để thi và ngay sau khi học F9, mình đã có thể áp dụng được kiến thức vào viết khóa luận tốt nghiệp, kiến thức mang tính ứng dụng rất cao.

Bên cạnh đó, khóa học của BISC, nếu mà so sánh với các trung tâm em học trước đây thì sẽ được tổ chức tốt hơn khá nhiều, dễ dàng revise lại kiến thức khi cần.


BISC: Theo quan điểm và kinh nghiệm của Phi, chúng ta nên bắt đầu học ACCA từ thời điểm nào là hợp lý? Và nếu có thể, bạn hãy chia sẻ một số tips học ACCA của bạn cho mọi người được không?

Phi: Theo mình thì càng sớm càng tốt, có thể là ngay đầu năm 2, bắt đầu với các môn nền tảng, đặc biệt là FA/F3 - Financial Accounting. Bắt đầu sớm sẽ có nhiều thời gian hơn để có thể tiếp cận các môn sau.

Nếu như mà bạn không có khả năng tự học tuyệt vời, outstanding thì khi học ACCA, bạn cần 1 người thầy tốt, sẵn sàng hướng dẫn bạn. Có những kiến thức đọc sách, đọc tài liệu không dễ dàng gì hiểu được nhưng khi có được một người hướng dẫn thì giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức.

Học ACCA là không học tủ, vì kiến thức rất dàn trải, câu hỏi rất sâu, bạn cần học hiểu, đó là key quan trọng.


Quả thật là một bài review rất chi tiết và tâm huyết phải không các bạn! Một lần nữa, BISC xin gửi lời chúc mừng tới Phi, sự cố gắng, quyết tâm và nỗ lực của bạn đã đem về thật nhiều “chiến tích” vang dội. Chặng đường phía trước có lẽ sẽ còn nhiều thử thách, nhưng BISC tin rằng, Phi sẽ vượt qua chúng một cách ngoạn mục. Chúng ta sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhau trên hành trình vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp nhé!