[Kiến thức môn ACCA Financial Reporting] Các giả định khi lập Báo cáo tài chính

[Kiến thức môn ACCA Financial Reporting] Các giả định khi lập Báo cáo tài chính

Môn học Financial Reporting thuộc cấp độ Applied Skills trong chương trình ACCA. Trong các kỳ gần đây, tỉ lệ học viên thi và đỗ môn học này trung bình khoảng 45% - một tỉ lệ khá cao so với các môn học khác trong cùng cấp độ. Các giả định khi lập Báo cáo tài chính là nội dung nằm trong phần Conceptual Framework - Khung khái niệm chung của môn học FR/F7. Kiến thức về các giả định khi lập Báo cáo tài chính sẽ là nền tảng vững chắc cho các bạn khi tiếp cận các chuẩn mực về từng khoản mục chi tiết sau này. Cùng BISC tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé! 

1. Going concern - Giả định hoạt động liên tục

Một tổ chức được cho là hoạt động liên tục nếu tổ chức này có thể tiếp tục hoạt động, kinh doanh một cách bình thường trong ít nhất là 12 tháng tiếp theo. Khi đó, tổ chức này sẽ lập một bộ Báo cáo tài chính thông thường, gọi là “normal set of accounts”.

Trái với giả định hoạt động liên tục là giả định về việc ngừng kinh doanh - break-up basis. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phá sản hoặc bị bắt buộc ngừng kinh doanh theo quy định, hoặc chủ doanh nghiệp có ý định giải thể doanh nghiệp, tuyên bố phá sản hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.

Sự khác biệt giữa Going concern và Break-up được nêu ở bảng dưới đây:

Going concern basis Break-up basis
- Tài sản sẽ được tính theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán (Net book value)
- Công ty không cần trích lập dự phòng cho các khoản lỗ do hoạt động kinh doanh
- Tài sản sẽ tính theo giá trị thanh lý có thể thu hồi được (scrap value)
- Công ty cần trích lập dự phòng cho các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh trong tương lai
Thông thường, trong bài thi Financial Reporting, các bạn sẽ được cho tính toán trên cơ sở giả định hoạt động liên tục.

2. Accrual Basis - Giả định về cơ sở dồn tích (dự thu dự chi)

Giả định về cơ sở dồn tích được hiểu là doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh. Ngược lại với giả định này là Cash basis - cơ sở tiền. Đối với cash basis, doanh thu và chi phí sẽ được khi nhận khi thực hiện thanh toán hoặc nhận được khoản thanh toán.

Trong giả định này, học viên cần lưu ý thêm về nguyên tắc phù hợp - Matching convention. Theo đó thu nhập và chi phí của đơn vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng kỳ kế toán nhằm đảm bảo việc xác định kết quả của kỳ kế toán được chính xác và tin cậy.

Ví dụ, khi ghi nhận doanh thu của 1000 sản phẩm, doanh nghiệp cần phản ánh tương ứng chi phí bỏ ra để sản xuất được 1000 sản phẩm đó. Việc phản ánh thừa (ví dụ 1100 sản phẩm) hay phản ánh thiếu (ví dụ 800 sản phẩm) sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của lợi nhuận trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính cũng như xảy ra sai phạm trong việc tính thuế cho doanh nghiệp.

3. Economic Entity - Giả định về thực thể kinh doanh

Giả định này yêu cầu doanh nghiệp cần tách bạch giữa các hoạt động, giao dịch của công ty, tổ chức với các giao dịch liên quan đến cá nhân người chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Một khoản thanh toán cá nhân cho chủ sở hữu, ví dụ như tiền lương, sẽ được coi là 1 khoản “drawing” - rút vốn, thay vì hạch toán vào chi phí của tổ chức.

4. Monetary units - Giả định về đơn vị tiền tệ

Giả định này chỉ ra rằng kế toán viên cần sử dụng thước đo tiền tệ quốc gia trong quá trình ghi chép, hạch toán và phản ánh thông tin tài chính. Điều này giúp thông tin được thống nhất trong việc xác định giá trị của tài sản và hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính trong việc ra quyết định.

Trên đây là 4 giả định kế toán khi lập Báo cáo tài chính. Các bạn có thể tham khảo khóa học môn Financial Reporting cùng thầy Hà Long Giang MIỄN PHÍ tại đây: https://bom.to/Di4faX

Chúc các bạn học tập thật tốt môn học Financial Reporting (FR/F7) này nhé!