Sinh viên năm ba nên học ACCA như nào cho hiệu quả?

Sinh viên năm ba nên học ACCA như nào cho hiệu quả?

Chương trình ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh) trang bị kiến thức toàn diện về Kế Toán - Kiểm Toán - Tài Chính và có tính ứng dụng cao nên được coi là lựa chọn hàng đầu cho sinh viên khối ngành Kinh tế để tô điểm thêm cho CV của mình. Rất nhiều bạn sinh viên đã biết và theo đuổi chứng chỉ nghề nghiệp này từ những năm đầu đại học những bên cạnh đó có nhiều bạn năm ba mới bắt đầu theo đuổi ACCA vì còn loay hoay chưa tìm ra được con đường theo đuổi phù hợp với bản thân. Vậy các bạn sinh viên năm 3 nên sắp xếp lộ trình học tập như nào để có được kết quả thi ACCA như ý và hiệu quả tiết kiệm thời gian nhất. 

Nhận thức rõ được lợi thế và bất lợi khi năm 3 bắt đầu học ACCA

Việc nhận thức rõ vị thế của bản thân giúp các bạn tận dụng ưu thế và khắc phục các điểm bất lợi để tăng tốc trên con đường theo đuổi chứng chỉ ACCA. So với các bạn sinh viên năm nhất, năm hai, các bạn sinh viên năm ba có nhiều lợi thế về mặt kiến thức khi đã được trang bị tương đối kiến thức chuyên ngành ở trường đại học và có cho mình vốn Tiếng Anh nhất định, đủ để theo được chương trình ACCA.

Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên năm ba, quỹ thời gian không còn quá nhiều và đây có thể sẽ là bất lợi lớn nhất trong hành trình theo đuổi ACCA. Thêm vào đó, thời gian học “dày đặc” ở trên trường cũng sẽ là một điều gây khó khăn mà các bạn cần vượt qua. Vậy làm thế nào để vượt qua và tận dụng tối đa các nấc thang sẵn có để tăng tốc đuổi kịp các bạn đã xuất phát trước?

➤➤ Xem thêm: Sinh viên năm cuối học ACCA có phải đã quá muộn?

Gợi ý lộ trình học hiệu quả cho sinh viên năm 3

Vì bắt đầu muộn và quỹ thời gian còn hạn chế nên các bạn sinh viên năm ba nên học song song cùng lúc nhiều hơn 1 môn để kịp tiến độ ứng tuyển trong các đợt tuyển dụng (khoảng 2 môn/kỳ). Dưới đây là lộ trình mà được rất nhiều bạn sinh viên năm ba áp dụng và rất hiệu quả.

Các bạn nên bắt đầu bằng môn Financial Accounting (FA/F3) và song song với môn Financial Reporting (FR/F7). Mặc dù kiến thức của môn F3 đối với các bạn sinh viên năm ba là không quá xa lạ nhưng lại là môn không thể xem nhẹ vì môn này, đặc biệt là các bạn trái ngành, đây là môn học nền tảng cho môn F7 và việc học song song cùng lúc hai môn sẽ giúp nắm chắc kiến thức và vẫn đảm bảo kịp tiến độ. Tuy nhiên nếu các bạn học viên đã tự tin với kiến thức về kế toán tài chính ở môn F3 thì có thể ôn tập qua và và đi thẳng vào môn F7 để rút ngắn thời gian.

Sau đó các bạn nên học môn Audit and Assurance (AA/F8) và có thể là môn Taxation (TX/F6) cùng hoặc sau đó. Hai môn này là hai môn khó và có tỷ lệ pass không cao nên khi học, bạn cần tập trung cao độ và sắp xếp cân đối thời gian học tập hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nội dung của đề thi tuyển dụng vào các công ty kiểm toán lớn thường tập trung ở 4 môn này. Các bạn nên học chắc ba môn này và có thể học thêm các môn còn lại để hoàn thành 9 môn F đầu và được đặc cách qua vòng test của một số công ty. Do học gộp cùng lúc nhiều môn nên lượng kiến thức khá nặng, đòi hỏi các bạn cần phải có sự quyết tâm và tập trung cao độ.

Năng lực và thời gian của mỗi người là khác nhau, vì vậy các bạn hãy xem xét và sắp xếp lộ trình cho phù hợp (thông thường một môn sẽ mất 2.5 - 3 tháng để hoàn thành). Trong quá trình học, các bạn nên làm nhiều bài tập để nắm vững kiến thức và phân bổ thời gian học hợp lý để đảm bảo được hiệu quả cao nhất.

Chúc các bạn thành công!