Gặp gỡ nữ Thủ khoa đầu ra chuyên ngành Kế toán K58 của Viện Tiên tiến, CLC và POHE (NEU)

Gặp gỡ nữ Thủ khoa đầu ra chuyên ngành Kế toán K58 của Viện Tiên tiến, CLC và POHE (NEU)

Ông Thị Phương Thảo - một người chị có lẽ đã khá quen thuộc với các bạn học viên BISC vừa qua đã trở thành Thủ khoa đầu ra chuyên ngành Kế toán của Viện Tiên tiến - Chất lượng cao và POHE của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với GPA 3.66. Hãy cùng BISC trò chuyện đôi chút để chung vui cùng cô gái xinh đẹp và tài năng này nhé! 

BISC: Hello chị Thảo! Chị Thảo hãy giới thiệu đôi nét về bản thân cho các bạn cùng biết nhé!

Chị Thảo: Hellu mấy đứa, chị là Thảo. Nếu các em vào EY thì sẽ gọi chị là Thảo Phương Ông nhé! Chị học chuyên ngành Kế Toán tại Viện Tiên Tiến, CLC và POHE tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

Trong suốt 4 năm theo học tại NEU thì chị đã đạt được một số thành tích như:

  • 4 năm liền học bổng khuyến học tại Viện TT-CLC và POHE, học bổng xuất sắc năm học 2020
  • Thủ khoa đầu ra chuyên ngành kế toán K58
  • Đại diện thanh niên trẻ Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh giả lập tổ chức tại Busan - Hàn Quốc

BISC: BISC vô cùng ngưỡng mộ và xin được chúc mừng chị đã gặt hái được nhiều thành công như vậy trong 4 năm Đại học. Chị có thể chia sẻ một vài cảm xúc của mình khi biết tin trở thành Thủ khoa đầu ra chuyên ngành Kế toán K58 của NEU không?

Chị Thảo: Chắc chắn là vô cùng bất ngờ. Đây là sự kiện chị không chuẩn bị trước tinh thần để đón nhận, nên chị cũng không miêu tả chính xác được cảm giác lúc ấy là như nào ý.


Thủ khoa Ông Thị Phương Thảo trong ngày lễ tốt nghiệp

BISC: Để có thể có thành công như ngày hôm nay, chắc hẳn chị đã chuẩn bị tâm thế và nỗ lực hết mình từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học phải không? Chị có bí quyết hay phương pháp học tập gì đặc biệt không?

Chị Thảo: Thực ra chị không aim để trở thành thủ khoa, chị chỉ aim GPA đủ 3.6 để đạt được tấm bằng xuất sắc. Vì chị đặt mục tiêu khá sớm, hình như là từ giữa năm 1 đại học nên chị cũng có đặt ra những áp lực cho bản thân.

Về phương pháp học tập thì chị cho rằng quan trọng nhất của việc lên lớp là nghe và hiểu bài, không cần ghi chép quá nhiều. Tuy nhiên, để có thể reach target 3.6 GPA thì chị nghĩ khi về nhà cần đọc lại bài và practice (ít hay nhiều thì tùy môn và tùy khả năng). Ngoài ra, communicate với giáo viên về những vấn đề khó hiểu cũng là điều nên làm.

Để mà nói bí quyết thì cũng không hẳn, nhưng lời khuyên của chị đó là: khi đã có mục tiêu cụ thể, các em hãy làm hết mình để đạt được kết quả tốt nhất. Đừng bao giờ làm nửa vời vì kết quả trả lại chắc chắn sẽ không được như ý.

BISC: Trong suốt 4 năm đại học, chị nghĩ điều khó khăn nhất mà chị đã từng gặp là gì và chị đã vượt qua nó như thế nào? Sau những khó khăn đấy thì chị rút ra cho bản thân điều gì?

Chị Thảo: Thực ra 4 năm đại học của chị khá nhiều biến cố xảy ra: tình cảm có, học tập có, nói chung đủ cả. Chị cảm thấy may mắn vì cuộc sống đại học của chị khá muôn màu (haha).

Đầu tiên là biến cố tình cảm, chị vấp phải hồi học năm 2, đợt đó khiến chị cũng lao đao vì phân tâm quá nhiều. Sau đó thì chị cũng tự ổn định tâm lý, xem lại các mục tiêu long and short term đã đặt ra và không cho phép bản bị phân tâm nữa. Chị nghĩ yếu tố về tinh thần ảnh hưởng đến các bạn khá nhiều. Bài học chị rút ra cho bản thân sau biến cố này là:

Hãy luôn có goal và plan cụ thể, để dù có biến cố nào xảy ra thì em vẫn có thể đi đúng hướng. “You cannot change the wind, but you can adjust the sails."

  1. Hãy tránh xa những mối quan hệ mà em thấy không tốt. Chị cảm thấy để có thể best performance, chị cần ở trong 1 environment không khiến chị bận tâm hay yêu cầu chị phải quan tâm quá nhiều. Chị đang nói chung về mặt tình cảm nhé
  2. Nói về khó khăn nhất thì chắc là lúc chị vừa ôn thi Big4, vừa ôn thi các môn chuyên ngành cuối kỳ. Đây là khoảng thời gian vô cùng bận và áp lực, nhưng chị thấy bản thân may mắn vì luôn được bạn bè, người thân ủng hộ. Việc chị làm để có thể hoàn thành các mục tiêu đó là lên plan, plan chi tiết. Chị lập 1 thời gian biểu với những deadline cụ thể theo từng ngày, và cuối mỗi ngày luôn phấn đấu finish 100% mới đi ngủ. Cá nhân chị nghĩ rằng thói quen lập thời khóa biểu và set deadlines rất quan trọng. Việc này giúp em manage thời gian và công việc 1 cách hiệu quả.

BISC: Nếu có cơ hội được lựa chọn lại, liệu chị có chọn Kế toán không? Đâu là động lực để chị theo đuổi với nghề? Chị có bí quyết hay lời khuyên gì cho các bạn đang phân vân theo học ngành kế kiểm không?

Chị Thảo: Chắc là có thôi, âu cũng là cái số rồi ý

Hồi năm 2, chị vô tình thấy hình ảnh 1 partner nữ vô cùng quyết đoán, nhưng cũng vô cùng tinh tế. Chị ý rất giỏi, rất trẻ nhưng đã là partner rồi. Chị thần tượng chị partner ý và quyết tâm theo đuổi nghề Audit cũng vì vậy.

Về lời khuyên cho các bạn, thì chị nghĩ các em nên consider xem, thực sự bản thân thích và phù hợp với nghề không? (các em có thể apply part-time, tìm hiểu từ những người thân cận,...). Khi các em thực sự thích và đam mê với nghề, thì các em mới có thể làm được. Nghề nào cũng có cái hay và cái khó riêng, nhưng nếu đã yêu và quyết tâm theo đuổi, thì chị nghĩ các em sẽ thành công trong lĩnh vực bản thân lựa chọn.

Rất mong sau này chúng ta sẽ là đồng nghiệp!


Phương Thảo cùng các bạn thanh niên trẻ Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh giả lập tổ chức tại Busan - Hàn Quốc

BISC: Vì sao chị lại quyết định theo đuổi ACCA và chọn BISC là trung tâm để đồng hành?

Chị Thảo: Thực ra ban đầu chị nghĩ rất đơn giản: hầu hết Auditor đều học ACCA, thế là chị học thôi. Nhưng khi đã học qua vài môn, chị nhận ra tầm quan trọng của ACCA. ACCA provide cho chúng ta kiến thức về không chỉ kế toán, kiểm toán mà còn là thuế và tài chính. Có những kiến thức này chúng ta sẽ vô cùng tự tin khi giao tiếp hay làm việc. Đơn giản hơn, ACCA cho chúng ta một cái nhìn mới, đa chiều về các lĩnh vực hot trong giới kinh tế nói chung.

Hơn nữa, nếu các em muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực Kiểm toán, qualify ACCA là một điều (chị nghĩ là) thiết yếu.

Đến với BISC là một cơ duyên. Sau khóa học ôn thi và pass EY (đợt ý cả Deloitte nữa), chị nhận thấy cách giảng dạy tại BISC rất hợp với chị. Giáo viên nhiệt tình, chuyên môn cao, suy nghĩ logic, trình bày dễ hiểu nên chị tiếp tục theo học tại đây.

Không chỉ học kiến thức từ các thầy cô, chị còn học được cách tư duy và diễn đạt từ bộ giáo viên tại BISC.

BISC: Có điều gì khiến chị cảm thấy hối tiếc trong những năm tháng Đại học không? 

Chị Thảo: Chắc chắn là có, cũng kha khá đấy. Nhưng có lẽ tiếc nhất là việc chị chưa master trong việc work - life balance. Độ ỳ của chị còn khá là cao, và chị cũng chưa tham gia được nhiều hoạt động ngoại quá như chị mong muốn. Nói chung là chị thấy chị cần active hơn nữa trong công việc cũng như trong các vấn đề các.

BISC: Dự định của chị sau khi tốt nghiệp là gì?

Chị Thảo: Qualify ACCA sớm nè, học thêm 1 ngôn ngữ nữa nè, cố gắng để độc lập và tự chủ tài chính nữa.

Xin gửi lời cảm ơn chị Thảo đã dành thời gian tâm sự, chia sẻ niềm vui cùng BISC và các bạn học viên. BISC chúc chị sẽ luôn giữ vững phong độ và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong chặng đường sắp tới!