Từ trượt vòng CV cho đến được nhận Offer to Staff - Ông Thị Phương Thảo, FSO – EY Việt Nam

Từ trượt vòng CV cho đến được nhận Offer to Staff - Ông Thị Phương Thảo, FSO – EY Việt Nam

Ông Thị Phương Thảo - một cựu học viên xuất sắc của BISC và cũng chính là một trong số những thực tập sinh được giữ lại làm Staff sau kỳ Intern tại EY, chắc hẳn giờ đây chị đã sở hữu cho mình những kinh nghiệm quý giá trong ứng tuyển vào Big4. Ngay bây giờ, hãy cùng BISC lắng nghe những chia sẻ đầy tâm huyết về hành trình chinh phục EY và Deloitte của chị nhé!

Ông Thị Phương Thảo, FSO – EY Việt Nam

Chào các em, chị là Thảo. Giới thiệu làm quen xíu rồi mình đi vào vấn đề chính nhé! Hiện tại chị đang là Staff tại EY, bộ phận FSO Assurance. Hành trình chị đến với EY khá là gian nan, gian nan từ lúc bắt đầu apply CV cho tới lúc được nhận làm Staff luôn., nhưng chắc vì thế mà ngày hôm nay chị mới có nhiều thứ hay ho để chia sẻ với các em, từ việc làm sao để đỗ EY, cho đến trải nghiệm trong thời gian Intern tại FSO Assurance. Anyways, đợt thi Internship chị pass cả Deloitte, nên chị cũng sẽ chia sẻ thêm chút xíu kinh nghiệm của bản thân về việc thi vào Deloitte cho những bạn đang quan tâm đến firm này nhé.

Vì sao chị lại trượt vòng CV của EY?

Chị sẽ bắt đầu với hành trình đến với EY trước nhé!

Chị tạch EY từ vòng CV các em ạ, seriously luôn. 4h chiều các bạn có hết thư mời tham dự vòng test, còn chị vẫn ngồi đần ra vì Inbox trống không, kể cả Spam chị cũng check lại nhiều lần nhưng vẫn không có. Nhưng, chị không thấy buồn vì chị biết chắc là có vấn đề gì đó rồi bởi với CV của chị thì chị chắc chắn pass vòng CV lắm. Hồi ấy chị chỉ sợ mỗi vòng test thôi, tâm lý của chị khi đấy là pass test firm nào là nhận Congratulation của Firm đấy luôn. Tóm tắt qua CV hồi ấy của chị 1 chút:

  1. GPA 3.58/4.0 (không đủ xuất sắc nhưng đủ để tự tin)
  2. ACCA: F3, F8 (hồi ấy chị mới học thôi, chưa thi đâu nhé)
  3. 3 năm liên tiếp nhận học bổng của Viện Tiên Tiến (bây giờ thành 4 năm liên tiếp rồi)
  4. Từng Intern tại EY và Deloitte (chị xem Recruitment trên fanpage của 2 firms này, hồi ấy họ có tuyển sinh viên đang học đại học nên chị apply thôi)
  5. Thành viên câu lạc bộ Kiểm toán viên tương lai (t.FAC) trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
  6. Giải 3 Hành Trình Kinh Doanh 2019 …

Đấy, với thành tích như vậy mà chị tạch vòng CV thì cá nhân chị cảm thấy rất kỳ cục, đợt ấy thầy Giang cũng đã động viên chị rất nhiều, bảo là không có gì phải lo với cái CV đó, nên càng khiến chị quyết tâm liên lạc với HR của EY để hỏi rõ. Hôm nhận mail là thứ 6 – ngày làm việc cuối cùng của EY, thế nên chị đã phải chờ đến tận thứ 2 tuần sau đó để có thể gọi điện. Hôm thứ 2 đấy, chị liên hệ với HR và hỏi lí do tại sao CV của chị lại bị loại thì HR check lại CV của chị, sau đó thông báo rằng chị pass vòng 1 và email chúc mừng đã được gửi cho chị rồi. Và thế là chị lại lao vào ôn tập nước rút để chuẩn bị cho vòng thi mà chị luôn bị tâm lý nhất – vòng test kiến thức.

Qua đây, chị muốn nhắn gửi tới các em:

  1. Các em hãy tự tin vào bản thân. Hãy thử mọi cách thay vì từ bỏ dễ dàng.
  2. Bất kỳ công ty nào cũng cần những người giỏi, các em hãy tìm cách để chứng minh năng lực của mình với nhà tuyển dụng. Nếu em có năng lực, em luôn được welcome.
  3. Hãy tìm cho mình một người Thầy không chỉ dạy mình kiến thức, mà còn dạy mình bản lĩnh, tự tin khi đối mặt với bất kì vấn đề nào. Phải nói là chị rất may mắn khi gặp được thầy Giang - một người thầy mà chị luôn ngưỡng mộ và kính trọng, một người thầy đã đồng hành cùng chị trong suốt hành trình chinh phục ACCA và EY

Chị đã pass các vòng thi tiếp theo tại EY như thế nào?

Giải quyết xong vụ CV thì đến với vòng thi khiến chị căng thẳng nhất – vòng đánh giá năng lực. Trước giờ chị thi cử khá là đen, biết được điều đó nên chị đã cố gắng rất nhiều để không cảm thấy hối tiếc. EY là firm thứ 3 tổ chức thi đánh giá năng lực (sau PwC và KPMG), mà chị tạch cả PwC cả KPMG trước đó rồi, vậy nên áp lực thi EY là khá lớn, chưa kể đây còn là firm chị target vào nữa.

Thi xong EY, chị cảm thấy “bầu trời sụp đổ vạn vật tối om” vì đề khó, khó vì lạ ấy, lạ nhất là kiểu hỏi tình huống, đọc đáp án nào cũng thấy đúng, chưa kể phần xã hội cover cả những thông tin rất trending như Snoop Dogg là người nước nào? Vinfast có cơ sở sản xuất ở đâu?... kiến thức vô cùng rộng. Tóm lại thi xong chị cảm giác tạch hẳn rồi.

Thế mà trớ trêu thay lại đỗ mới hay chứ, khóc lóc mất đâu đấy 1 tuần vì nghĩ là tạch. Thế là, chị lại chuẩn bị cho việc phỏng vấn nhóm. Thực ra với cá nhân chị, phỏng vấn nhóm khá easy, vì đơn giản là show cho interviewer thấy được thái độ vui vẻ, hòa đồng của em với đồng nghiệp là được. Ngoài ra, khi nhận câu hỏi riêng từ interviewer, em nên trả lời theo đúng như tính cách của em, hãy mark your brand, đừng đi theo bất kỳ 1 khuôn khổ hay bài mẫu nào em từng tham khảo trên mạng cả. Và đương nhiên là pass group (thi xong là chị biết pass rồi)

Đến Final round – Individual interview, thoạt đầu, chị nghĩ sẽ easy thôi nhưng chính ra lúc vào phòng phỏng vấn lại thấy hồi hộp nhất. Đây chính là vòng phỏng vấn mà các em có thể show off được nhiều nhất kỹ thuật cá nhân. Về phía chị, chủ yếu những câu hỏi sâu xoay quanh thông tin được listed trong CV. Ví dụ chị từng Intern tại cả Deloitte và EY, thì interviewer EY hỏi chị “Tại sao em không chọn Deloitte?”. Đương nhiên, với câu hỏi này chị đã dự tính trước và trả lời khá mượt. Trong quá trình chuẩn bị thì chị cũng có dự trù khoảng hơn chục câu hỏi, và trúng độ ba, bốn câu gì đó. Chị thì không bị hỏi chuyên ngành, nhưng nhiều bạn của chị thì bị hỏi nên các em cũng hãy chuẩn bị thêm cho chắc nhé. Kết thúc FI là một cảm giác kiểu khá ổn. Không sure lắm, nhưng chị thấy chắc cũng có cửa. Và có cửa thật! Đợt chị vào thì FSO không đông lắm, để ý bên Core doanh số áp đảo FSO luôn.

Chị giới thiệu qua một chút về FSO cho các em hiểu thêm nhé. FSO Assurance là bộ phận kiểm toán cho Financial Institution như Bank, Insurance,… Khi em được nhận vào, em sẽ được training về những thủ tục phần hành bên FSO, đương nhiên là sẽ có khác biệt, nhưng nhìn chung thì cái khung vẫn thế, objectives của một cuộc kiểm toán không có gì quá khác so với bên Core Assurance. Ngoài việc được training, em sẽ phải đọc nhiều tài liệu như thông tư, nghị định để nắm rõ kiến thức, cũng như hiểu rõ công việc em cần làm. Chủ yếu là sẽ được training on job, không hiểu đâu các em cứ mạnh dạn hỏi. Sai thì sửa, không sao hết, practice makes perfect mà.

Vậy sau khi pass entrance test để được intern tại EY, chị rút ra những kinh nghiệm gì? (ngoài những bài học chị đã noted ở trên):

  1. Phải luôn có ý thức chuẩn bị, chuẩn bị cả về kiến thức lẫn tâm lí. Chỉ khi chúng ta có ý thức chuẩn bị trước, chúng ta mới là người ở thế chủ động, một khi rơi vào thế bị động, chúng ta sẽ mất đi rất nhiều quyền lợi.
  2. Luôn cố gắng hết mình để không phải hối tiếc gì cả.
  3. Hãy là chính mình, đừng là bản sao của ai khác.

Kinh nghiệm pass entrance test của Deloitte của chị là gì?

Tiếp theo, chị sẽ trao đổi thêm về kinh nghiệm chị đã học và ôn để có thể pass được kì entrance test của Deloitte nhé!

Deloitte năm chị thi thì chỉ có 3 vòng: vòng CV, vòng test và vòng Final Interview.

  1. Vòng CV: vòng CV của Deloitte thì yêu cầu không có gì quá khác biệt so với các firm khác, nói chung chỉ cần điểm học tập trên 3.2, học chuyên ngành kinh tế, có tham gia một số hoạt động trường lớp thì chắc sẽ pass thôi.
  2. Bài test: phần này của Deloitte chị đánh giá là khá dễ, so với EY thì dễ thở hơn hẳn, cảm giác làm bài thi xong chị tự tin hơn hẳn. Các câu hỏi trong đề thi xoanh quanh bài tập được học và luyện tập trên lớp. Hồi đấy chị cày bộ Kit anh Giang biên tập đợt ôn thi cuốn chiếu, xong trúng phải đến chục câu, đương nhiên có câu trúng cả cách hỏi, có câu chỉ trúng dạng bài thôi, nhưng nếu em hiểu rồi thì làm bài chọn đáp án cũng easy mà.
  3. Final Interview: Ở Deloitte chị được hỏi cả câu hỏi cá nhân và câu hỏi chuyên ngành. Những câu hỏi cá nhân, whatever interviewer hỏi gì, em cũng nên nhớ phải related được câu trả lời của em với objectives là muốn trở thành auditor của firm đó. Hãy bring your value to the interviewer nhé. Về chuyên ngành, chị bị hỏi về kiến thức kế toán. Các anh chị interviewer hỏi khá xoáy, khá sâu về vấn đề được đưa ra, buộc các em phải suy nghĩ và trả lời dưới áp lực lớn: áp lực về thời gian, áp lực về tâm lý. Nhưng em hãy nhớ là em đang apply để trở thành kiểm toán viên, câu trả lời em đưa ra không những phải thể hiện được cá tính của em, mà còn phải show off được em có các tính cách phù hợp của một auditor tương lai.

Where’s the will, there’s the way

Dài dòng là vậy nhưng đó là những gì chị muốn gửi đến các em, cái quan trọng nhất chị nghĩ là phải có kiến thức nền. Nếu các em đã và đang học ở BISC với thầy Giang rồi thì chị nghĩ hãy yên tâm và tự tin, với sự hướng dẫn tận tình của thầy cộng thêm sự chăm chỉ luyện tập của các em nữa thì chị tin các em sẽ chinh phục được các nhà tuyển dụng của Big4. Thời gian vẫn còn, trong tay các em là cơ hội, hãy tận dụng những ngày tháng ít ỏi còn lại, build up cho mình 1 chiếc CV thật xịn, equip cho bản thân những kiến thức cần thiết để chuẩn bị chiến đấu thôi. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian xem lại bản thân còn yếu kém ở đâu để cải thiện thêm ở đó nhé. Hãy luôn thật tự tin vì chị biết kiểu gì mấy đứa đã đọc đến đây, thì cái ước mơ trở thành auditor đã quá cháy bỏng rồi và chẳng có gì là không thể. Where’s the will, there’s the way. Thế nhé, chiến đi mấy đứa!

Cảm ơn chị Thảo đã dành thời gian chia sẻ các kinh nghiệm quý giá của mình tới các bạn học viên. Chúc chị sức khỏe và gặt gái được thật nhiều thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình!