[Kiến thức môn ACCA Performance Management] Tìm hiểu về Kế toán quản trị môi trường
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra đã giúp con người nhận ra vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế một cách bền vững. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, để có thể vừa tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường thì không thể không nhờ đến công tác kế toán. Chính vì vậy, kế toán quản trị môi trường đã được ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX để giúp doanh nghiệp thực hiện phát triển kinh tế một cách lâu dài. Trong bài viết này, hãy cùng BISC tìm hiểu rõ hơn về kế toán quản trị môi trường - một kiến thức rất hay ở môn PM/F5 - Performance Management trong chương trình ACCA nhé.
1. Kế toán quản trị môi trường là gì?
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), Kế toán quản trị môi trường “là quá trình quản lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán phù hợp với các vấn đề môi trường…”. Chính vì vậy, Kế toán quản trị môi trường là một bộ phận của kế toán quản trị doanh nghiệp, nhằm thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng các thông tin tiền tệ và hiện vật liên quan tới các tác động của doanh nghiệp đến môi trường, từ đó cải thiện hoạt động của doanh nghiệp ở cả khía cạnh tài chính và khía cạnh môi trường.
Kế toán quản trị môi trường giúp doanh nghiệp giảm thiểu việc sử dụng lãng phí các nguồn lực, giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, v.v. từ đó giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Không chỉ vậy, việc bảo vệ môi trường sẽ giúp cho hình ảnh của doanh nghiệp trở nên đẹp hơn đối với người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp khỏi việc vi phạm đến những điều luật liên quan về môi trường
2. Cách nhận diện chi phí trong kế toán quản trị môi trường
Nhận diện chi phí là một việc vô cùng quan trọng trong kế toán, nó giúp doanh xác định được các chi phí cần quan tâm để từ đó kiểm soát chúng. Trong kế toán quản trị môi trường, việc nhận diện chi phí vô cùng phức tạp và đa dạng vì đôi khi những chi phí này xuất hiện dưới hình thức là “chi phí chung”
Theo Hansen và Mendoza (1999), chi phí trong kế toán môi trường có thể được chia ra như sau
2.1 Chi phí ngăn chặn
Chi phí của hoạt động được thực hiện nhằm ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường.
Trong doanh nghiệp, chi phí ngăn chặn phát sinh khi doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện nhân viên có ý thức hơn trong việc phát triển kinh tế một cách bền vững; hay khi doanh nghiệp nghiên cứu và đưa ra chính sách về môi trường trong công ty, v.v.
2.2 Chi phí phát hiện
Chi phí có liên quan đến việc thiết lập xem các hoạt động trong doanh nghiệp có phù hợp với các chính sách và tiêu chuẩn môi trường hay không.
Chí phát hiện được phát sinh trong các hoạt động như phát triển các phương pháp đo lường hiệu suất; chi phí giám sát, thử nghiệm và kiểm tra, v.v.
2.3 Chi phí vi phạm nội bộ
Chi phí xảy ra khi doanh nghiệp không tuân thủ theo kiểm soát nội bộ gây nên ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên hành động này mới đang xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp, chưa ảnh hưởng đến bên ngoài.
Chi phí phát sinh khi doanh nghiệp sử dụng các thiết bị gây ô nhiễm môi trường; hay sử dụng những sản phẩm dùng một lần, không thân thiện với môi trường, v.v.
2.4 Chi phí vi phạm ngoại bộ
Chi phí phát sinh khi doanh nghiệp không tuân thủ theo kiểm soát nội bộ, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường bên ngoài.
Chí vi phạm ngoại bộ có thể là việc xử lý chất thải ở nguồn nước do doanh nghiệp thải ra hay việc xử lý những vùng đất bị ô nhiễm do các hoạt động của doanh nghiệp, v.v.
3. Nhưng lợi ích khi xác định được chi phí môi trường
- Giúp doanh nghiệp xác định chi phí sản xuất một cách chính xác hơn.
- Cải thiện việc kiểm soát các loại chi phí liên quan đến môi trường
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết kiệm chi phí từ các biện pháp thân thiện với môi trường
- Giúp doanh nghiệp lồng ghép các chi phí môi trường trong quá trình quản trị chiến lược
- Các định được các sản phẩm có thể gây hại đến môi trường, từ đó phân bổ chính xác các nguồn tiền trợ cấp để sản xuất sản phẩm
4. Những bất cập khi xác định chi phí môi trường
- Việc xác định chi phí môi trường rất khó và tốn thời gian vì vậy doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều chi phí khi thực hiện.
- Một số chi phí bên ngoài liên quan về môi trường như dấu chân carbon có thể bị doanh nghiệp ngó lơ, hoặc không thể đo lường được.
- Một số chi phí nội bộ vô hình có thể bị phớt lờ như chi phí phản ánh việc tác động tiêu cực đến sức khỏe người lao động
- Nếu công ty thực hiện kế toán môi trường và áp dụng các chi phí môi trường bên ngoài có thể gây bất lợi trong việc cạnh tranh về giá cả đối với những công ty không thực hiện.
Trên đây là những thông tin tổng quan về kế toán quản trị môi trường và đây cũng là nội dung lý thuyết trong môn học PM/F5 - Performance Management, các bạn có thể học thử miễn phí môn học này ngay tại đây. BISC xin chúc các bạn học tập thật tốt!
➤➤ Xem thêm: [Kiến thức môn ACCA Performance Management] Ứng dụng bảng điểm cân bằng vào quản lý doanh nghiệp