Hành trình chinh phục Big4 trong vòng 6 tháng của học viên trái ngành tại BISC

Hành trình chinh phục Big4 trong vòng 6 tháng của học viên trái ngành tại BISC

Bằng sự nỗ lực và chăm chỉ, Nguyễn Thị Phương Thảo - một sinh viên trái ngành, đồng thời cũng là một học viên của BISC đã nhận được offer của Big4 trong đợt tuyển Intern vừa qua. Đến với BISC khi đang còn mông lung vì bạn ấy là sinh viên trái ngành, chưa được tiếp cận với các môn chuyên ngành, học Offline được một thời gian thì phải quay sang học Online vì dịch bệnh bùng phát, tuy nhiên bằng sự quyết tâm và cố gắng không ngừng nghỉ, Thảo đã “chiến thắng” bản thân, “hạ gục” nhà tuyển dụng của Deloitte chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng. Hãy cùng BISC lắng nghe những chia sẻ của Thảo về bí quyết thi Big4 cho học viên trái ngành nhé!

Nguyễn Thị Phương Thảo, Internship in Audit Department - Deloitte Việt Nam, học viên tại BISC

Xin chào mọi người,

Mình là Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh viên năm 4 chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội và cũng là học viên lớp F3, F7, F8 tại BISC. Gần đây mình đã nhận được offer thực tập tại Deloitte sau gần nửa năm quyết định theo đuổi ngành kiểm toán.

Mình có ý định thi Big4 vào khoảng đầu năm, tầm tháng 3, tháng 4 gì đó, bắt đầu từ khi mình được học môn Nguyên lý kế toán ở trường và mình thấy khá thích lĩnh vực này. Bản thân mình cũng thích việc “kiểm tra” báo cáo tài chính hơn là “tạo nên” nó nên mình đã tìm hiểu về kiểm toán. Tại Big4, bên cạnh môi trường làm việc chuyên nghiệp thì các Big luôn “dang rộng vòng tay” chào đón và tạo điều kiện cho các sinh viên trái ngành như mình. Mình bắt đầu chuẩn bị bằng cách tìm kiếm thông tin về các vòng thi tuyển trên mạng. Mình thấy kiến thức các môn ACCA rất cần thiết cho quá trình thi tuyển nên đầu tiên đã tự học nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó mình cũng nhận ra là không còn nhiều thời gian nên đã quyết định đăng ký học F3 ở BISC, sau đó thì học thêm các môn F7, F8 và chuẩn bị CV, rèn luyện các kỹ năng khác như tiếng anh, phỏng vấn, …

Giờ ngồi kể lại thì quá trình có vẻ khá suôn sẻ nhưng mà thật ra mình đã chật vật lắm vì lúc mới đầu mình không biết phải chuẩn bị như thế nào, may mà BISC và thầy Giang đã tâm lý tặng khóa “Hành trang Big4” vào đúng lúc “nước sôi lửa bỏng”. Nhờ có khóa này mà mình có thể hình dung và hiểu rõ hơn cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì chứ không phải tự mò mẫm như trước nữa.

Kinh nghiệm thi Big4 qua từng vòng

1. Vòng đơn

Ở vòng này, mình nghĩ các ứng viên nên chuẩn bị CV và Cover Letter từ sớm và nhờ những người có kinh nghiệm feedback, chuẩn bị sớm thì đến khi các Big mở đơn thì có thể apply luôn. Năm nay, các Big (trừ PwC) đều có vòng tuyển sớm và việc apply sớm mình nghĩ cũng mang lại những lợi thế nhất định.

Chúng ta có thể tự design CV hoặc dùng các mẫu có sẵn như trên Canvas, TopCV, miễn là đảm bảo CV gọn gàng, ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ các mục và không sai lỗi chính tả/ diễn đạt, lý tưởng là trong một mặt giấy A4. Với các sinh viên trái ngành như mình, không có kinh nghiệm làm việc liên quan thì có thể điền vào CV những công việc/ hoạt động giúp phát triển những kỹ năng giúp ích cho công việc đang apply như leadership, teamwork,... Ngoài ra, hãy chắc rằng mình hiểu rõ những gì mình đưa vào CV vì trong vòng phỏng vấn khả năng bạn sẽ được hỏi những điều mà bạn đã thể hiện trong CV đấy!

Mình thấy vòng đơn của các Big thường yêu cầu khá nhiều thông tin tương tự như trong CV luôn nên việc chuẩn bị CV cẩn thận sẽ giúp tiết kiệm được kha khá thời gian điền đơn. Ngoài ra, khi điền đơn thì nên chú ý đính kèm đủ các giấy tờ yêu cầu như bảng điểm, ảnh cá nhân, certificates (nếu có),… Bên cạnh đó, mình nghĩ việc tìm hiểu kĩ về văn hóa công ty và đọc JD cũng sẽ giúp ích khá nhiều cho vòng đơn cũng như là các vòng sau.

➤➤ Xem thêm: Viết CV như thế nào để "ăn điểm" với nhà tuyển dụng của Big4?

2. Vòng Test

Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng mặt kiến thức từ trước, đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành về kế toán, thuế, kiểm toán. Về việc trang bị kiến thức thì mình nghĩ việc học các môn ACCA hoặc ICAEW liên quan sẽ giúp ích khá nhiều. Các câu hỏi trong đề thi sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức như: Writing & Reading, IQ, Verbal & Numerical Reasoning, Situation judgement (các câu hỏi tình huống)... Ngài ra đề thi cũng sẽ có đề cập tới cả phần kiến thức xã hội, do đó hãy chăm chỉ đọc báo, xem tin tức để cập nhật nha. Tìm hiểu về cấu trúc hoặc gu ra đề của từng firm cũng là một cách để chuẩn bị tốt hơn, và các bạn đừng quên lắng nghe các thông báo và quy chế thi để ko cần hỏi lại và gây mất thiện cảm với các anh chị trông thi nhé.

➤➤ Xem thêm: 6 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi Big4

3. Vòng phỏng vấn 

Ở vòng này, người phỏng vấn thường sẽ là các anh chị partner, manager, HR. Nghe có vẻ khá áp lực nhưng mà thật ra các anh chị thân thiện lắm nên là just take it easy và tự tin thể hiện mình thôi. Nội dung phỏng vấn thì thường sẽ xoay quanh câu hỏi về bản thân, về kiến thức chuyên ngành và xử lý tình huống (giả định) và dựa trên CV của mình. Từ trải nghiệm của bản thân, mình thấy trong vòng phỏng vấn thì các anh chị sẽ ko theo khuôn mẫu như là “giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu” mà sẽ khá linh hoạt. Vì thế mình nghĩ là thay vì chuẩn bị những câu trả lời sẵn và học thuộc thì hãy dành thời gian hiểu rõ bản thân mình (điểm mạnh/ điểm yếu), hiểu rõ những gì mình ghi trong CV, hiểu kiến thức để ứng biến với mọi tình huống ở vòng phỏng vấn. Bên cạnh đó, hãy chân thành với những trải nghiệm và kiến thức của bản thân và chân thành với chính bản thân mình khi đứng trước nhà tuyển dụng. Khi chuẩn bị cho vòng phỏng vấn, mình đã suy nghĩ về việc chọn giữa nói thật về bản thân một cách khéo léo hay “cố tình” thể hiện ra là mình hợp với văn hóa của công ty, sau đó thì mình đã chọn thể hiện chính mình, vì mình cho rằng các anh chị phỏng vấn có thể nhận ra mình đã chọn nói thật hay không. Sau thi có tin đỗ Deloitte thì mình càng chắc chắn với sự lựa chọn của mình hồi đó, mình nghĩ là sự chân thành đã giúp mình thành công trong vòng phỏng vấn.


Nguyễn Thị Phương Thảo - học viên trái ngành tại BISC thi đỗ Big4 kỳ Internship 2021

Là một sinh viên trái ngành thi Big4, mình đã gặp những khó khăn nào?

Thú thực là với xuất phát điểm là một sinh viên trái ngành thì mình đã gặp khá nhiều gian nan và không ít lần băn khoăn về quyết định của mình. Đầu tiên, vì ngành học hầu như không liên quan gì đến kế - kiểm nên kiến thức của mình về lĩnh vực này gần như bằng 0. Ở thời điểm bắt đầu, mình khá chật với việc tự học vì kiến thức mới lạ và khá khó hiểu. Mình nghĩ là khi chuyển sang lĩnh vực mới thì việc “đắp nền” khá là quan trọng, lấy ví dụ là học kế kiểm thì nếu học tốt F2, F3 thì mình sẽ có kiến thức nền tảng chắc để học tiếp các môn cao hơn, khi bắt tay vào tự học, mình đã thật sự cảm thấy gian nan nên đã quyết định theo học ở trung tâm. Mình cảm thấy khá may mắn vì gặp được thầy Giang, thầy không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách tư duy vấn đề, trong lúc giảng bài thầy còn kể các câu chuyện thực tế khi đi làm nữa, nhờ vậy mà mình có thể hình dung rõ hơn về ngành nghề này. 

Thứ hai, mình cảm thấy bản thân thiếu bạn bè cùng chung mục tiêu để trao đổi về lĩnh vực này. Mình đã cải thiện bằng cách tham gia group trên mạng xã hội, các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học ACCAôn thi Big4, cũng như tích cực trao đổi với những bạn bè học kế kiểm và các anh chị tiền bối. Ngoài ra việc đi học ở trung tâm đã giúp mình rất nhiều vì được thầy và các chị ở trung tâm tư vấn và định hướng tận tình. 

Thứ ba, có lẽ là do mình chuyển hướng khá muộn (kỳ 2 năm 3) nên đôi khi mình lại ko ngừng tự hỏi bản thân liệu quyết định này có đúng không. Nhưng sau đó, mình vẫn tiếp tục, mặc dù không chắc mình có thể thành công với lĩnh vực mới này hay không nhưng mình chắc chắn rằng hành trình này của mình không vô nghĩa và những kiến thức mà mình trang bị trong thời gian này vẫn sẽ hữu ích cho dù mình có làm trong lĩnh vực kế kiểm hay không.

Cuối cùng, cố gắng cân bằng giữa việc học ở trường, việc học ACCA và chuẩn bị thi tuyển Big4. Mình nghĩ giai đoạn vừa qua rất nhiều bạn cũng đứng trước nhiều mục tiêu như mình. Cái này thì mình cố gắng sắp xếp thời gian, sự ưu tiên phù hợp với từng thời điểm và chấp nhận rằng đôi khi mình không thể làm tốt hai việc một lúc, do đó mình tạm hoãn việc thi ACCA mà chỉ học thật chắc để nắm kiến thức để hỗ trợ cho việc thi Big4.

Lời kết

Dịch bệnh khiến mình buộc phải chuyển sang học Online và tất nhiên phải kỷ luật hơn với bản thân mình. Tuy nhiên, do học Online nên mình có nhiều thời gian hơn, mình sẽ không bị mất thời gian di chuyển từ nhà tới trường hay tới trung tâm, đồng thời chủ động hơn trong việc học, mình có thể sắp xếp lịch học cho riêng bản thân một cách phù hợp nhất mà không bị phụ thuộc vào điều gì cả. Hiện tại, mình muốn hoàn thành tốt học phần tốt nghiệp ở trường và chuẩn bị cho kỳ thực tập sắp tới tại Deloitte. Các bạn ơi, khi đã quyết định rồi thì cứ bắt tay vào làm, đừng nghĩ quá nhiều nhé, hãy tin tưởng bản thân mình và đừng ngần ngại hỏi xin sự giúp đỡ (khi cần). Chúc các bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu của bản thân. Good Luck!

Cảm ơn Thảo đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm vô cùng quý báu tới các bạn học viên đang ấp ủ dự định thi Big4 trong thời gian tới. Chúc Thảo luôn phát huy được năng lực và sự chăm chỉ của mình để đạt được những thành công trong tương lai ở lĩnh vực mới này!

➤➤ Xem thêm: “Mình đã thi đỗ PwC như thế nào?” - Hà Linh Giang, Internship tại PwC Việt Nam